Hotline 1
Hotline 2

Biện pháp phòng ngừa tật cận thị ở trẻ

- Tin tức
Xã hội ngày càng phát triển, vì vậy trẻ em sớm được tiếp cận với các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh. Chính vì vậy, tỉ lệ trẻ em mắc tật cận thị ngày một gia tăng. Làm thế nào để giảm khả năng mắc tật cận thị ở trẻ?
Biện pháp phòng ngừa tật cận thị ở trẻ

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/milor.com.vn/public_html/modules/news/views/news/default.php on line 44

Khái niệm về cận thị ở trẻ.

Tật cận thị là một tật khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. gây rối loạn chức năng thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Do nhãn cầu bị dài ra, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.
Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.

Biện pháp phòng ngừa tật cận thị ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tật cận thị ở trẻ:
- Do sự điều tiết của mắt: thói quen nhìn gần hơn tiêu điểm của mắt, mắt phải điều tiết gần hơn trong thời gian quá lâu ở độ sáng không thích hợp, hoặc sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt. 
- Do ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần thiết như Vitamin A, Vitamin B2, thiếu các loại rau xanh, thừa các chất đường, mỡ.

Dấu hiệu nhận biết

- Nhìn vật phải đưa sát vào mắt mới rõ: cúi sát mắt vào sách vở, ngồi sát để xem truyền hình...

- Hay nheo mắt để nhìn vật, đặc biệt khi ánh sang yếu.

- Thường chuyên dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.

- Mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt.

- Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá bóng, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi game…

Biện pháp phòng ngừa tật cận thị ở trẻ

Biện pháp phòng tránh tật cận thị ở trẻ

1) Thay đổi sự điều tiết của mắt

- Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh.

- Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Chỉ 1 giờ là phải nghỉ đọc, viết một lát, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền.

- Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.

- Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo, xem ti vi, hoặc vừa đi vừa xem.

2) Có chế độ ăn uống hợp lý

Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, dầu mỡ. Tăng cường tập luyện thể thao thể dục.

Biện pháp phòng ngừa tật cận thị ở trẻ

3) Chăm sóc mắt thường xuyên:

- Cần hình thành thói quen tự giác, kiên trì làm những động tác nhắm mắt, không những làm vào thời gian qui định trên lớp học, mà ngay cả sau những lúc học tập, xem sách đều cần thường xuyên làm.

- Giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.

- Nghỉ ngơi thị giác từng lúc: Đây là động tác đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp mắt được thư giãn. Cứ làm việc khoảng 20 phút, bạn nên để mắt nhìn xa một đến 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây đến một phút. Nếu cảm giác bị mờ nhoè đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn. Cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt, chớp mắt là một động tác sinh lý, giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt.

>>> Bảo vệ đôi mắt trẻ với đèn bàn học sinh chông cận <<<


Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá (có 1 bình luận và đánh giá)
Nhấn vào đây để đánh giá
0.02346 sec| 862.773 kb